Đài Phát thanh và Truyền hình Hà giang
  • Hà Giang
    oC

Đại biểu Lý Thị Lan tham gia thảo luận tổ tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

18:16, 08/06/2024

Tiếp tục kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, sáng 8/6, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ. Đại biểu Lý Thị Lan – Phó trưởng đoàn ĐBQH khóa XV chuyên trách tỉnh Hà Giang đã tham gia góp ý vào Luật Công đoàn (Sửa đổi) và dự thảo chủ trương đầu tư chương trình MTQG về phát triển văn hóa, giai đoạn 2025 - 2030.

 

Đại biểu Lý Thị Lan – Phó trưởng đoàn ĐBQH khóa XV chuyên trách tỉnh Hà Giang thảo luận tại tổ
Các đại biểu tham dự thảo luận tại tổ

Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) gồm 06 chương, 35 điều quy định về quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động; quyền gia nhập Công đoàn Việt Nam của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp; chức năng, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm của Công đoàn… Trên cơ sở nghiên cứu, Đại biểu Lý Thị Lan nhất trí với phương án cho phép người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ra nhập tổ chức công đoàn; Đại biểu Lý Thị Lan cho rằng: Theo quy định Bộ Luật Lao động năm 2019, tình hình ra đời và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp là vấn đề rất mới, chưa có đánh giá thực tiễn, có nhiều yếu tố phức tạp. Do vậy, việc quy định tỷ lệ phân phối tài chính ngay trong Luật do vậy khó có thể điều chỉnh khi bối cảnh quan hệ lao động có sự thay đổi. Do đó, chỉ cần quy định phân phối kinh phí công đoàn cho những nơi doanh nghiệp đã có tổ chức của người lao động.

Các đại biểu tham gia thảo luận tổ tại kỳ họp thứ 7

Về dự thảo chủ trương đầu tư chương trình MTQG về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2030. Đại biểu Lý Thị Lan đề nghị làm rõ đối tượng thụ hưởng của chương trình, làm rõ các khái niệm, tiêu chuẩn cụ thể đối với các thiết chế. Quy mô chương trình đề nghị sửa đổi thành quy mô thực hiện trên cả nước.

Đại biểu cũng đề nghị nên xem xét, lồng ghép, rà soát các chương trình, quy định, nhiệm vụ để giảm bớt các chỉ tiêu, các hoạt động chi tiết đang chủ trương trong hồ sơ đầu tư. Xem xét quy định có tính mở, giao thẩm quyền cho địa phương gắn với thực tế từng địa bàn để tạo sự chủ động cho các ngành, các cấp. Căn cứ vào điều kiện thực tiễn, đại biểu đề nghị xem xét bỏ nội dung khuyến khích các địa phương có kinh tế phát triển hỗ trợ cho các địa phương khó khăn đẩy nhanh tiến độ thực hiện các mục tiêu của chương trình, đảm bảo các quy định pháp luật hiện hành trên tinh thần tự nguyện.

Đây cũng là phiên làm việc cuối của tuần này. Từ ngày 9 đến hết ngày 16.6, Quốc hội nghỉ để các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan hữu quan tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, dự thảo Nghị quyết.

Trần Trang (tổng hợp)


Ý kiến bạn đọc