Kỳ 2- Chuyện nơi đầu sóng
Với tinh thần “Tất cả vì Trường Sa thân yêu”, được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng, sự chung tay giúp sức của các bộ, ban, ngành Trung ương các tổ chức chính trị, xã hội, nhân dân cả nước, kiều bào ở nước ngoài, nơi đầu sóng ngọn gió ấy, quân và dân huyện đảo Trường Sa luôn biết vượt qua thử thách làm đẹp thêm cuộc sống nơi đảo xa.
Bên cột mốc chủ quyền ở đảo Phan Vinh. Ảnh CTV (Báo Hải quân) |
Thượng tá Lương Xuân Giáp, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Lữ đoàn 146 (Vùng 4 Hải quân), cho biết: Diện mạo của các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa đang có sự đổi thay rõ rệt. Cơ sở vật chất doanh trại các đơn vị ngày càng chính quy, khang trang, kiên cố hơn; đời sống vật chất và tinh thần của quân và dân trên đảo ngày càng được nâng cao; nhiều công trình đa chức năng như cầu cảng, sân bay, âu tàu, Trạm hải đăng, Đài khí tượng thủy văn, Trạm thu phát truyền hình vệ tinh, hệ thống năng lượng sạch… đã được xây dựng không chỉ phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng an ninh mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho quân, dân huyện đảo và ngư dân các địa phương phát triển kinh tế biển; góp phần cùng quân, dân huyện đảo nâng cao năng lực bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Các công trình Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, tượng đài Quốc công tiết chế Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, Chùa, Nhà văn hóa trên các đảo... Tượng đài và công viên Đai tướng Voc Nguyên Giaps là nơi giao lưu, sinh hoạt văn hóa tinh thần, giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho quân, dân huyện đảo và cũng làm cho huyện đảo như gần hơn với đất liền.
Các âu tàu, các Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá tích cực hỗ trợ ngư dân về sửa chữa tàu thuyền, cung cấp nước ngọt, nhiên liệu,… để ngư dân vươn khơi bám biển. Bệnh xá ở nhiều đảo được xây dựng mới khang trang với hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, đội ngũ y, bác sỹ có tay nghề chuyên môn cao.
Được quan tâm đầu tư, đến nay Diện mạo của Đảo Trường Sa đang có sự đổi thay rõ rệt - Ảnh Nguyễn Ninh( Lữ đoàn 146) |
Một trong những thiết chế văn hóa được phát huy hiệu quả, đó là các đảo đều có phòng đọc, được trang bị tủ sách, giá sách với hàng nghìn đầu sách, báo các loại…
Để xây dựng quần đảo Trường Sa “Mạnh về phòng thủ, tốt về lối sống, đẹp về cảnh quan môi trường, mẫu mực về đoàn kết quân dân” luôn là điểm sáng về văn hóa quân sự của cả nước, Thượng tá Lương Xuân Giáp, cho biết: Đảng ủy, Chỉ huy Lữ đoàn 146 đã có những giải pháp thiết thực và hiệu quả. Đó là thường xuyên giáo dục, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí quyết tâm, sẵn sàng chiến đấu cao, kiên quyết, kiên trì vượt qua mọi khó khăn, thử thách; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao cho CBCS của đơn vị.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện khâu đột phá nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu. Với phương châm: “Cơ bản, thiết thực, vững chắc”, dác đơn vị coi trọng huấn luyện đồng bộ, chuyên sâu theo phương án, đối tượng tác chiến, các tình huống; lấy nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo làm mục tiêu huấn luyện và lấy thực tiễn chiến trường làm môi trường, điều kiện và phương án huấn luyện.
Các đảo thường xuyên đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ- Người chiến sĩ Hải quân” trong thời kỳ mới” và các phong trào thi đua, các cuộc vận động khác. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo, Đảng ủy, BCH các đảo cũng tích cực tham gia xây dựng, củng cố cảnh quan môi trường đảo; xây dựng quần đảo Trường Sa thực sự “xanh, sạch, đẹp, chính quy, thống nhất” Đẩy mạnh phong trào thi đua “Ngành hậu cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy”. Đồng thời thực hiện tốt Chương trình “Hải quân Việt
Quân, dân đảo Trường Sa giao lưu văn nghệ cùng các đoàn công tác ra thăm đảo. Ảnh Nguyễn Ninh ( Lữ đoàn 146) |
Với Hà Giang, Thượng tá Phạm Thế Nhương, Chỉ huy phó Đảo Trường Sa, tâm sự: Qua các phương tiện thông tin đại chúng, biết thêm về Hà Giang, càng thấy sự gần gũi, gắn bó giữa 2 vùng đất. Là tỉnh miền núi, biên giới,còn khó khăn nhưng tỉnh Hà Giang luôn dành nhiều tình cảm cho CBCS Trường Sa, chúng tôi rất trân trọng tình cảm của người Hà Giang,
Sư thày Thích Nhuận Đạt, trụ trì Chùa Trường Sa, cho biết: Hộp đất trong Chương trình “Đất thiêng gửi Trường Sa - từ Cột cờ Lũng Cú”, do Báo Tuổi trẻ tổ chức đợt tháng 5.2017, vẫn được nhà chùa gìn giữ, để nơi trang trọng.
Điều thú vị làThiếu tá Nguyễn Đức Chính, Đồn trưởng Đồn Biên phòng và Thượng tá Vũ Văn Thám, Chính trị viên Đồn Biên phòng Trường Sa đều đã có thời gian công tác tại Biên phòng Hà Giang. Nơi đảo xa, cả 2 anh vẫn luôn nhớ về Hà Giang, nhớ những kỷ niệm về đồng đội nơi biên giới.
Kỷ niệm 10 năm đoàn đại biểu của tỉnh Hà Giang đi thăm quân, dân trên quần đảo Trường Sa. Thượng tá Lương Xuân Giáp, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Lữ đoàn 146, chia sẻ:. Mang hơi ấm từ đất liền ra thăm đảo, Đoàn công tác cũng tặng món quà đầy ý nghĩa cho quân và dân huyện đảo Trường Sa: gồm Lá cờ Tổ quốc rộng 54m2 đã treo ở Cột cờ Lũng Cú, Phiến đá trên Cao nguyên đá Đồng Văn và bức ảnh Cột cờ Lũng Cú.
Đó không chỉ dừng lại ở giá trị vật chất, mà nó còn chứa đựng nồng nàn tình yêu thương Quân và dân Trường Sa trong trái tim mình có một phần của biển đảo, cho Trường Sa.
Được đến với Quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1, những người Hà Giang đều có thêm tình yêu với biển đảo, với quê hương đất nước, ý thức hơn về trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Yêu lắm- Trường Sa.
Đặng Thị Phương Hoa
Ý kiến bạn đọc